Một trong những đặc điểm mới trong chiến dịch gây sức ép toàn diện gần đây của Bắc Kinh đối với Đài Loan là việc bổ sung lực lượng Hải cảnh vào “bộ công cụ” chèn ép. Trước đây, khi Trung Quốc phô trương sức mạnh quân sự ở eo biển Đài Loan, họ phụ thuộc nhiều vào các binh chủng của Quân Giải phóng Nhân dân (PLA), đặc biệt là lực lượng hải quân, không quân và tên lửa. Tuy nhiên, tháng 8/2022, Bắc Kinh đã mở rộng danh mục này bằng cách điều động một tàu tuần duyên nặng 6.600 tấn đến tuần tra eo biển nhằm đáp trả chuyến thăm Đài Loan của Chủ tịch Hạ viện Mỹ lúc bấy giờ là Nancy Pelosi.
Kể từ đó, Bắc Kinh đã nhiều lần triển khai tàu hải cảnh tới vùng biển xung quanh Đài Loan và một số thực thể ở khu vực, với ý định rõ ràng là làm suy yếu chủ quyền của Đài Bắc và đe dọa an ninh của hòn đảo này. Nhiều nhà quan sát, bao gồm cả chính quyền Đài Loan, đã gọi mô hình cưỡng chế trên biển mới này là hành động “vùng xám”. Thuật ngữ này gợi lên những điểm tương đồng với hành vi của Trung Quốc ở Biển Đông, nơi khái niệm vùng xám thường được nhắc đến. Nhưng nếu Trung Quốc thực sự đang sử dụng cách tiếp cận vùng xám chống Đài Loan, có vẻ họ làm như vậy mà không có tác nhân vùng xám nổi tiếng nhất của họ: lực lượng dân quân biển.
Cho đến nay, có rất ít báo cáo về các hoạt động của lực lượng dân quân biển xung quanh Đài Loan. Điều này không có nghĩa là họ không hoạt động mà đơn giản là họ không được đưa vào chiến dịch gây sức ép của Bắc Kinh. Ở Biển Đông, lực lượng dân quân biển là công cụ chính trong chính sách của Bắc Kinh nhằm mở rộng ảnh hưởng và kiểm soát vùng biển đang tranh chấp. Dân quân biển thường ngụy trang thành tàu cá, thực hiện nhiều chức năng từ treo cờ ở vùng biển mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền cho đến ngăn chặn tàu thuyền nước ngoài hoạt động ở vùng biển. Do danh tính mơ hồ và không được trang bị vũ khí công khai, hành động của lực lượng này ít leo thang hơn so với các thành phần khác của lực lượng vũ trang Trung Quốc. Lực lượng dân quân biển thường hợp tác chặt chẽ với Hải cảnh Trung Quốc, lực lượng chủ lực khác trong “vùng xám” của nước này, để chèn ép, áp đặt ý chí của Bắc Kinh đối với các quốc gia láng giềng.
Nếu dân quân biển đóng vai trò trung tâm trong chiến lược của Trung Quốc ở Biển Đông, làm thế nào để có thể giải thích sự vắng mặt của lực lượng này ở vùng biển xung quanh Đài Loan? Tại sao Bắc Kinh lại hoàn toàn dựa vào lực lượng Hải cảnh trong cách tiếp cận vùng xám xuyên eo biển? Có phải đơn giản là họ thiếu lực lượng dân quân biển có năng lực? Hay những cân nhắc chiến lược lớn hơn và hoạt động rộng hơn có thể giải thích được sự khác biệt này?
Phúc Kiến – “cường quốc” dân quân biển
Lời giải thích đơn giản nhất cho sự vắng mặt rõ ràng của lực lượng dân quân biển xung quanh Đài Loan là Trung Quốc thiếu các đơn vị có năng lực, có kinh nghiệm trực tiếp ở chiến trường Đài Loan, và do đó không còn lựa chọn nào khác ngoài việc dựa vào lực lượng Hải cảnh để đạt được các mục tiêu chính trị. Tuy nhiên, khi xem xét các bằng chứng có sẵn, giả thuyết này nhanh chóng bị bác bỏ.
Đối với các hoạt động dân quân biển xung quanh Đài Loan, Trung Quốc sẽ cần dựa vào những thủy thủ thường xuyên hoạt động ở vùng biển này dưới vỏ bọc dân sự. Đó là những ngư dân đến từ Phúc Kiến, một tỉnh của Trung Quốc nằm đối diện với Đài Loan. Bên cạnh những kinh nghiệm thực địa quý giá, ngư dân Phúc Kiến dường như thuộc về nơi này, một điều kiện cần thiết để che giấu và tạo sự mơ hồ trong hoạt động. Phúc Kiến có ngành công nghiệp thủy hải sản quy mô lớn, cung cấp nhiều nguyên liệu thô cho các đơn vị dân quân biển.
Huyện Liên Giang (tỉnh Phúc Kiến), nằm gần quần đảo Mã Tổ chiến lược của Đài Loan, đã ưu tiên phát triển lực lượng dân quân biển. Kế hoạch 5 năm lần thứ 13 (2016-2020) có một phần về thúc đẩy sự hợp nhất quân-dân sự, kêu gọi “ưu tiên xây dựng lực lượng dự bị của PLA, dân quân biển và lực lượng dân quân cơ sở”. Liên Giang là nơi có 2 “cảng cá trung tâm quốc gia” ở phía Bắc và phía Nam của bán đảo Hoàng Kỳ. Các bến cảng này là nơi neo đậu của hàng trăm tàu cá, một phần đáng kể trong số đó thuộc về các đơn vị dân quân biển. Hoạt động dân quân biển của Liên Giang tương tự các hoạt động xây dựng dân quân biển ở các tỉnh giáp Biển Đông, điều này càng cho thấy mức độ tinh vi cao của lực lượng này. Đầu tiên, lực lượng này sử dụng các công ty đánh cá lớn như Công ty Thủy sản Shunfan (có trụ sở tại Hoàng Kỳ), vận hành hàng chục tàu dân quân. Trụ sở chính của công ty có một số hiện vật tôn vinh sức mạnh quân sự của doanh nghiệp này. Thứ hai, chính quyền dân sự và quân sự Liên Giang đã chỉ định các tàu dân sự lớn hơn làm tàu chỉ huy dân quân biển, cho thấy sự chuẩn bị cho các hoạt động hàng hải kéo dài. Với hàng trăm tàu cá và tổ chức dân quân hùng mạnh, riêng huyện Liên Giang có thể cung cấp cho Bắc Kinh lực lượng cần thiết để hoạt động ở các khu vực nhạy cảm xung quanh Đài Loan - nếu điều đó có ý nghĩa chiến lược tác chiến.
Vậy tại sao Trung Quốc không sử dụng các lực lượng dân quân biển có sẵn này?
Lời giải thích đầu tiên và rõ ràng nhất là hai chiến trường rất khác nhau. Biển Đông là vùng biển rộng lớn và Bắc Kinh tuyên bố quyền tài phán đối với phần lớn vùng biển này. Mặc dù Trung Quốc có lực lượng Hải cảnh lớn nhất thế giới, họ không thể có mặt ở mọi nơi cùng lúc. Lực lượng dân quân có thể lấp đầy khoảng trống hiện diện, treo cờ, thu thập thông tin tình báo và hành động khi cần thiết. Các khu vực tranh chấp nhất ở Biển Đông cũng ở cách rất xa Trung Quốc Đại lục. Do đó, tàu thuyền phải mất rất nhiều thời gian di chuyển, càng làm tăng quy mô của hạm đội tàu cần thiết để thực hiện nhiệm vụ.
Chiến trường Đài Loan nhỏ hơn và gần Trung Quốc hơn nhiều. Hầu hết các hoạt động “vùng xám” diễn ra gần các đảo ngoài khơi của Đài Loan và ngay khu vực eo biển, thỉnh thoảng có các cuộc tập trận ở phía Đông Đài Loan. Điều này giảm bớt áp lực cho lực lượng Hải cảnh của Trung Quốc và khiến chức năng chính của lực lượng dân quân biển - đóng vai trò là hạm đội phụ trợ cho lực lượng Hải cảnh – trở nên không cần thiết.
Các thuộc tính quan trọng khác của lực lượng dân quân biển – quy chế mơ hồ và thiếu vũ khí - thực sự có thể làm giảm tính hữu dụng của lực lượng này tại chiến trường Đài Loan, nơi Bắc Kinh theo đuổi các mục tiêu chính sách khác nhau. Ở Biển Đông, lực lượng dân quân biển cho phép Trung Quốc thống trị mà không cần dùng đến “ngoại giao pháo hạm” cổ điển - điều chắc chắn sẽ làm tổn hại đến quan hệ của Trung Quốc với các quốc gia láng giềng và có nguy cơ dẫn đến xung đột vũ trang, có thể lôi kéo Mỹ can dự.
Sách lược với Đài Loan cũng khác, trong đó mục tiêu chính là đe dọa các nhà lãnh đạo Đài Loan để họ thay đổi chính sách theo hướng có lợi cho Trung Quốc. Theo sĩ quan Hải quân PLA đã nghỉ hưu Cao Weidong, các hoạt động xâm nhập của lực lượng Hải cảnh Trung Quốc đang “gây sức ép và làm suy yếu tâm lý đối với những nhân vật ly khai đòi độc lập về an ninh quân sự của Đài Loan. Đây là một hiệu ứng chiến lược xuất phát từ sức mạnh và thẩm quyền của Hải cảnh Trung Quốc, trong khi lực lượng dân quân biển không có.
Vai trò khác nhau
Việc dân quân biển không đóng vai trò chính trong chiến dịch gây sức ép của Trung Quốc đối với Đài Loan không có nghĩa là lực lượng này hoàn toàn vắng bóng trên chiến trường. Có bằng chứng cho thấy lực lượng dân quân biển đã được huy động, như ở Biển Đông, để hoạt động ở vùng biển nhạy cảm, nhưng theo cách phù hợp hơn với hoàn cảnh chiến lược và hoạt động.
Kể từ đó, Bắc Kinh đã nhiều lần triển khai tàu hải cảnh tới vùng biển xung quanh Đài Loan và một số thực thể ở khu vực, với ý định rõ ràng là làm suy yếu chủ quyền của Đài Bắc và đe dọa an ninh của hòn đảo này. Nhiều nhà quan sát, bao gồm cả chính quyền Đài Loan, đã gọi mô hình cưỡng chế trên biển mới này là hành động “vùng xám”. Thuật ngữ này gợi lên những điểm tương đồng với hành vi của Trung Quốc ở Biển Đông, nơi khái niệm vùng xám thường được nhắc đến. Nhưng nếu Trung Quốc thực sự đang sử dụng cách tiếp cận vùng xám chống Đài Loan, có vẻ họ làm như vậy mà không có tác nhân vùng xám nổi tiếng nhất của họ: lực lượng dân quân biển.
Cho đến nay, có rất ít báo cáo về các hoạt động của lực lượng dân quân biển xung quanh Đài Loan. Điều này không có nghĩa là họ không hoạt động mà đơn giản là họ không được đưa vào chiến dịch gây sức ép của Bắc Kinh. Ở Biển Đông, lực lượng dân quân biển là công cụ chính trong chính sách của Bắc Kinh nhằm mở rộng ảnh hưởng và kiểm soát vùng biển đang tranh chấp. Dân quân biển thường ngụy trang thành tàu cá, thực hiện nhiều chức năng từ treo cờ ở vùng biển mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền cho đến ngăn chặn tàu thuyền nước ngoài hoạt động ở vùng biển. Do danh tính mơ hồ và không được trang bị vũ khí công khai, hành động của lực lượng này ít leo thang hơn so với các thành phần khác của lực lượng vũ trang Trung Quốc. Lực lượng dân quân biển thường hợp tác chặt chẽ với Hải cảnh Trung Quốc, lực lượng chủ lực khác trong “vùng xám” của nước này, để chèn ép, áp đặt ý chí của Bắc Kinh đối với các quốc gia láng giềng.
Nếu dân quân biển đóng vai trò trung tâm trong chiến lược của Trung Quốc ở Biển Đông, làm thế nào để có thể giải thích sự vắng mặt của lực lượng này ở vùng biển xung quanh Đài Loan? Tại sao Bắc Kinh lại hoàn toàn dựa vào lực lượng Hải cảnh trong cách tiếp cận vùng xám xuyên eo biển? Có phải đơn giản là họ thiếu lực lượng dân quân biển có năng lực? Hay những cân nhắc chiến lược lớn hơn và hoạt động rộng hơn có thể giải thích được sự khác biệt này?
Phúc Kiến – “cường quốc” dân quân biển
Lời giải thích đơn giản nhất cho sự vắng mặt rõ ràng của lực lượng dân quân biển xung quanh Đài Loan là Trung Quốc thiếu các đơn vị có năng lực, có kinh nghiệm trực tiếp ở chiến trường Đài Loan, và do đó không còn lựa chọn nào khác ngoài việc dựa vào lực lượng Hải cảnh để đạt được các mục tiêu chính trị. Tuy nhiên, khi xem xét các bằng chứng có sẵn, giả thuyết này nhanh chóng bị bác bỏ.
Đối với các hoạt động dân quân biển xung quanh Đài Loan, Trung Quốc sẽ cần dựa vào những thủy thủ thường xuyên hoạt động ở vùng biển này dưới vỏ bọc dân sự. Đó là những ngư dân đến từ Phúc Kiến, một tỉnh của Trung Quốc nằm đối diện với Đài Loan. Bên cạnh những kinh nghiệm thực địa quý giá, ngư dân Phúc Kiến dường như thuộc về nơi này, một điều kiện cần thiết để che giấu và tạo sự mơ hồ trong hoạt động. Phúc Kiến có ngành công nghiệp thủy hải sản quy mô lớn, cung cấp nhiều nguyên liệu thô cho các đơn vị dân quân biển.
Huyện Liên Giang (tỉnh Phúc Kiến), nằm gần quần đảo Mã Tổ chiến lược của Đài Loan, đã ưu tiên phát triển lực lượng dân quân biển. Kế hoạch 5 năm lần thứ 13 (2016-2020) có một phần về thúc đẩy sự hợp nhất quân-dân sự, kêu gọi “ưu tiên xây dựng lực lượng dự bị của PLA, dân quân biển và lực lượng dân quân cơ sở”. Liên Giang là nơi có 2 “cảng cá trung tâm quốc gia” ở phía Bắc và phía Nam của bán đảo Hoàng Kỳ. Các bến cảng này là nơi neo đậu của hàng trăm tàu cá, một phần đáng kể trong số đó thuộc về các đơn vị dân quân biển. Hoạt động dân quân biển của Liên Giang tương tự các hoạt động xây dựng dân quân biển ở các tỉnh giáp Biển Đông, điều này càng cho thấy mức độ tinh vi cao của lực lượng này. Đầu tiên, lực lượng này sử dụng các công ty đánh cá lớn như Công ty Thủy sản Shunfan (có trụ sở tại Hoàng Kỳ), vận hành hàng chục tàu dân quân. Trụ sở chính của công ty có một số hiện vật tôn vinh sức mạnh quân sự của doanh nghiệp này. Thứ hai, chính quyền dân sự và quân sự Liên Giang đã chỉ định các tàu dân sự lớn hơn làm tàu chỉ huy dân quân biển, cho thấy sự chuẩn bị cho các hoạt động hàng hải kéo dài. Với hàng trăm tàu cá và tổ chức dân quân hùng mạnh, riêng huyện Liên Giang có thể cung cấp cho Bắc Kinh lực lượng cần thiết để hoạt động ở các khu vực nhạy cảm xung quanh Đài Loan - nếu điều đó có ý nghĩa chiến lược tác chiến.
Vậy tại sao Trung Quốc không sử dụng các lực lượng dân quân biển có sẵn này?
Lời giải thích đầu tiên và rõ ràng nhất là hai chiến trường rất khác nhau. Biển Đông là vùng biển rộng lớn và Bắc Kinh tuyên bố quyền tài phán đối với phần lớn vùng biển này. Mặc dù Trung Quốc có lực lượng Hải cảnh lớn nhất thế giới, họ không thể có mặt ở mọi nơi cùng lúc. Lực lượng dân quân có thể lấp đầy khoảng trống hiện diện, treo cờ, thu thập thông tin tình báo và hành động khi cần thiết. Các khu vực tranh chấp nhất ở Biển Đông cũng ở cách rất xa Trung Quốc Đại lục. Do đó, tàu thuyền phải mất rất nhiều thời gian di chuyển, càng làm tăng quy mô của hạm đội tàu cần thiết để thực hiện nhiệm vụ.
Chiến trường Đài Loan nhỏ hơn và gần Trung Quốc hơn nhiều. Hầu hết các hoạt động “vùng xám” diễn ra gần các đảo ngoài khơi của Đài Loan và ngay khu vực eo biển, thỉnh thoảng có các cuộc tập trận ở phía Đông Đài Loan. Điều này giảm bớt áp lực cho lực lượng Hải cảnh của Trung Quốc và khiến chức năng chính của lực lượng dân quân biển - đóng vai trò là hạm đội phụ trợ cho lực lượng Hải cảnh – trở nên không cần thiết.
Các thuộc tính quan trọng khác của lực lượng dân quân biển – quy chế mơ hồ và thiếu vũ khí - thực sự có thể làm giảm tính hữu dụng của lực lượng này tại chiến trường Đài Loan, nơi Bắc Kinh theo đuổi các mục tiêu chính sách khác nhau. Ở Biển Đông, lực lượng dân quân biển cho phép Trung Quốc thống trị mà không cần dùng đến “ngoại giao pháo hạm” cổ điển - điều chắc chắn sẽ làm tổn hại đến quan hệ của Trung Quốc với các quốc gia láng giềng và có nguy cơ dẫn đến xung đột vũ trang, có thể lôi kéo Mỹ can dự.
Sách lược với Đài Loan cũng khác, trong đó mục tiêu chính là đe dọa các nhà lãnh đạo Đài Loan để họ thay đổi chính sách theo hướng có lợi cho Trung Quốc. Theo sĩ quan Hải quân PLA đã nghỉ hưu Cao Weidong, các hoạt động xâm nhập của lực lượng Hải cảnh Trung Quốc đang “gây sức ép và làm suy yếu tâm lý đối với những nhân vật ly khai đòi độc lập về an ninh quân sự của Đài Loan. Đây là một hiệu ứng chiến lược xuất phát từ sức mạnh và thẩm quyền của Hải cảnh Trung Quốc, trong khi lực lượng dân quân biển không có.
Vai trò khác nhau
Việc dân quân biển không đóng vai trò chính trong chiến dịch gây sức ép của Trung Quốc đối với Đài Loan không có nghĩa là lực lượng này hoàn toàn vắng bóng trên chiến trường. Có bằng chứng cho thấy lực lượng dân quân biển đã được huy động, như ở Biển Đông, để hoạt động ở vùng biển nhạy cảm, nhưng theo cách phù hợp hơn với hoàn cảnh chiến lược và hoạt động.
Đáng chú ý nhất, các đơn vị dân quân biển Phúc Kiến đã được giao nhiệm vụ tham gia các cuộc tập trận của lực lượng Hải cảnh trong thời kỳ căng thẳng giữa hai bờ eo biển, qua đó khuếch đại tín hiệu chèn ép đối với Đài Bắc. Ví dụ, hồi tháng 5, Hải cảnh Trung Quốc đã cử một lực lượng đặc nhiệm gồm 4 tàu đến tuần tra vùng biển phía Đông Đài Loan, kết hợp với cuộc tập trận quy mô lớn của Bộ Tư lệnh Chiến khu miền Đông, trong một động thái phản ứng đối với lễ nhậm chức của Tổng thống Đài Loan Lại Thanh Đức. Khi đó, đội tàu này đã tiến hành “tập trận thực thi pháp luật toàn diện” với sự tham gia của các tàu dân quân. Cuộc tập trận rõ ràng nhắm vào Đài Bắc khi được tổ chức trong Vùng đặc quyền kinh tế của Đài Loan, thực hành “kiểm tra và nhận dạng” cũng như “cảnh báo và trục xuất” - các hoạt động mà Hải cảnh Trung Quốc không được phép thực hiện ở vùng biển này. Hải cảnh Trung Quốc đã sử dụng tàu thật để mô phỏng hành động thực thi pháp luật. Truyền thông Trung Quốc đưa tin tàu tuần tra của Hải cảnh Trung Quốc điều động tàu nhỏ tiếp cận và lên tàu đánh cá lớn Minlianyu 60388. Dữ liệu giao thông thương mại hàng hải cho thấy ít nhất một tàu đánh cá “Minlianyu” khác đã tham gia cuộc tập trận. Đối với một nhiệm vụ nhạy cảm như vậy, Hải cảnh Trung Quốc sẽ không trưng dụng bất kỳ tàu cá dân sự nào - mặc dù về lý thuyết họ có thể làm như vậy. Thay vào đó, họ sẽ chọn những tàu có thủy thủ đoàn được chuẩn bị tốt nhất cho nhiệm vụ này, tức là các thành viên thuộc lực lượng dân quân biển.
Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo?
Tóm lại, mặc dù lực lượng dân quân biển không đóng vai trò chính trong chiến dịch gây áp lực đa chiều của Trung Quốc chống Đài Loan, họ không hoàn toàn vắng mặt trên chiến trường. Họ đang cung cấp sự hỗ trợ bí mật cho lực lượng Hải cảnh Trung Quốc, bao gồm cả việc tham gia các cuộc tập trận đe dọa chủ quyền và an ninh của Đài Loan trong vùng biển do Đài Loan quản lý.Vai trò này rất có ý nghĩa, xét đến hoàn cảnh cụ thể của chiến trường (nhỏ và gần Trung Quốc) cũng như mục tiêu chính sách của Bắc Kinh, cụ thể là khuếch đại mối đe dọa từ Đài Loan, cả hai đều không đòi hỏi sự tham gia mạnh mẽ của lực lượng dân quân biển.
Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo?
Tóm lại, mặc dù lực lượng dân quân biển không đóng vai trò chính trong chiến dịch gây áp lực đa chiều của Trung Quốc chống Đài Loan, họ không hoàn toàn vắng mặt trên chiến trường. Họ đang cung cấp sự hỗ trợ bí mật cho lực lượng Hải cảnh Trung Quốc, bao gồm cả việc tham gia các cuộc tập trận đe dọa chủ quyền và an ninh của Đài Loan trong vùng biển do Đài Loan quản lý.Vai trò này rất có ý nghĩa, xét đến hoàn cảnh cụ thể của chiến trường (nhỏ và gần Trung Quốc) cũng như mục tiêu chính sách của Bắc Kinh, cụ thể là khuếch đại mối đe dọa từ Đài Loan, cả hai đều không đòi hỏi sự tham gia mạnh mẽ của lực lượng dân quân biển.
Tuy nhiên, việc lực lượng dân quân biển chưa được huy động tốt nhất không có nghĩa là nó sẽ không được khai thác trong tương lai. Các đơn vị dân quân biển Phúc Kiến có thể được giao nhiệm vụ thực hiện các vai trò khác nếu Bắc Kinh lựa chọn leo thang căng thẳng giữa hai bờ eo biển. Ví dụ, Trung Quốc có thể quyết định đóng cửa một phần tuyến vận tải biển của Đài Loan và gia tăng đe dọa phong tỏa. Trong trường hợp đó, Bắc Kinh có thể huy động các đơn vị dân quân biển để đảm bảo đủ lực lượng cho một hoạt động đòi hỏi nhiều công sức như vậy. Bắc Kinh cũng có thể trông cậy vào lực lượng dân quân biển Phúc Kiến nếu cần tạo cớ để leo thang. Ví dụ, họ có thể ra lệnh cho tàu dân quân biển hoạt động ở một địa điểm buộc Đài Loan phải đưa ra phản ứng mạnh mẽ, từ đó tạo cớ cho Bắc Kinh gây chiến, biện minh cho quyết định thực hiện các cuộc tấn công có động lực nhằm vào tàu, máy bay và mục tiêu của Đài Loan trên đất liền, và đó có thể là bước khởi đầu cho một cuộc tấn công lớn.
Tóm lại, quyết định của Trung Quốc về thời điểm và cách sử dụng lực lượng dân quân biển chống Đài Loan sẽ dựa trên các yêu cầu chiến lược và tác chiến, có thể thay đổi theo thời gian. Ở Phúc Kiến, lực lượng này hiện hữu và sẵn sàng chờ lệnh./.
Tóm lại, quyết định của Trung Quốc về thời điểm và cách sử dụng lực lượng dân quân biển chống Đài Loan sẽ dựa trên các yêu cầu chiến lược và tác chiến, có thể thay đổi theo thời gian. Ở Phúc Kiến, lực lượng này hiện hữu và sẵn sàng chờ lệnh./.