Trong thế trận giằng co, điểm nhấn của cuộc xung đột trong tuần qua là việc 2 bên tăng cường sử dụng vũ khí tầm xa để tấn công lẫn nhau. Trong bối cảnh Tổng thống Mỹ đắc cử Trump sắp nhậm chức với lời hứa khi tranh cử là sẽ kết thúc chiến tranh chóng vánh, nhiều nước đã đề nghị được đứng ra tổ chức cuộc đàm phán giữa 2 Tổng thống Nga - Mỹ trên lãnh thổ của mình.
Tình hình chiến sự nổi bật
Trên tiền tuyến, trọng tâm lực lượng của Quân đội Nga tiếp tục dồn về mặt trận Kursk, đồng thời duy trì nhịp độ tích cực ổn định ở Donbass, Kharkov. Tại Kursk và khu vực Sumy lân cận, pháo binh, tên lửa, máy bay không người lái (drone) của Nga tập trung tấn công vào các đơn vị chiến đấu của Ukraine, khiến Quân đội Ukraine thiệt hại mỗi ngày từ 200-300 binh sỹ cùng nhiều trang thiết bị quân sự. Tại Donbass và Kharkov, Quân đội Nga tiến vào các vị trí chiến thuật có lợi hơn, trong đó các đơn vị thuộc cánh quân phía Nam đã giải phóng thị trấn Gigant ở Cộng hòa Nhân dân Donetsk.
Trong bối cảnh chịu nhiều bất lợi trên chiến trường, Quân đội Ukraine tận dụng tối đa những hỗ trợ quân sự từ phương Tây để tấn công Nga bằng nhiều cách khác nhau. Trong tuần vừa qua, giới quan sát và dư luận Nga cáo buộc Ukraine, bên cạnh việc nỗ lực tấn công sâu vào lãnh thổ Nga, còn kích động và mua chuộc người dân Nga gây rối loạn xã hội ngay chính bên trong nước Nga. Chỉ trong ngày 22/12 đã ghi nhận hơn 10 vụ đốt phá máy ATM và nổ pháo hoa ở những nơi công cộng ở Moskva và St. Peterburg. Theo điều tra, những hành động này được nhiều người cao tuổi thực hiện theo chỉ dẫn của những kẻ lừa đảo qua điện thoại, và rất có thể là từ Ukraine.
Cùng với đó, ngày 21/12, Ukraine sử dụng nhiều drone để tấn công vào thành phố Kazan, nơi đã tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS) hồi tháng 10 vừa qua. Một drone đã vượt qua hệ thống phòng không của Nga, đâm thẳng vào một tòa nhà dân cư cao tầng. Hiện cơ quan chức năng Nga chưa thông báo thiệt hại về người. Liên quan vấn đề này, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga, bà Maria Zakharova, cho rằng vụ tấn công vào Kazan là sự trả thù của Kiev cho hội nghị thượng đỉnh BRICS thành công. Vì sự thành công của Hội nghị này đồng nghĩa với thất bại của “sự cô lập quốc tế chống lại Nga”. Bà Zakharova và một số nhà báo Nga cho rằng vụ tấn công Kazan là hệ quả của việc Tổng thống Putin trước đó đã khen ngợi thành phố này là một trong những thành phố tốt nhất ở châu Âu, đó là lý do Kiev muốn đe dọa người dân của một trong những khu vực phát triển năng động nhất của Nga.
Trước đó, ngày 18/12, Kiev cũng dùng tới 10 tên lửa tầm xa để tấn công xí nghiệp “Combine Kamensky” ở tỉnh Rostov. Theo Bộ Quốc phòng Nga, 9/10 tên lửa, gồm 6 tên lửa chiến thuật Lục quân (ATACMS) của Mỹ và 4 tên lửa hành trình Storm Shadow, đã bị các hệ thống phòng không Nga bắn hạ. Ngoài ra, 1 tên lửa Storm Shadow đã bị hệ thống tác chiến điện tử làm lệch hướng và phát nổ ở gần xí nghiệp “Combine Kamensky”, gây ra đám cháy trong vài giờ, thiệt hại vật chất không đáng kể. Để đáp trả, ngày 20/12, Nga đã tiến hành một cuộc tấn công bằng các vũ khí tầm xa chính xác cao nhằm vào các mục tiêu ở Kiev, trong đó có trung tâm điều hành của Cơ quan An ninh Ukraine (SBU) và phòng thiết kế “Luch” - cơ quan chuyên thiết kế hệ thống tên lửa Neptune và tên lửa hành trình Vilkha MLRS, cũng như đã đánh vào các vị trí của hệ thống phòng không Patriot của Mỹ. Theo thông báo của Bộ Quốc phòng Nga, các mục tiêu của cuộc tấn công đáp trả này đã đạt được thành công, tất cả các công trình của Ukraine đều bị bắn trúng.
Ngoài ra, các báo của Nga, kể cả Kênh Truyền hình 1, có đăng một số thông tin cụ thể: Tại Kiev, sau nhiều vụ nổ lớn, một đám cháy đã bùng phát tại khu vực của nhà máy quốc phòng lớn “Artem”, nơi sản xuất tên lửa dùng cho máy bay và các thiết bị cho không quân. Các nhân chứng cho biết, ở trung tâm Kiev, 4 vụ nổ lớn đã xảy ra gần ga xe lửa, người dân quan sát thấy ánh sáng rực do đám cháy và âm thanh vang to ở nhà máy quốc phòng “Artem”. Tại thành phố Boryspio ngoại ô Kiev, một đám cháy quy mô lớn vẫn chưa được dập tắt tại các nhà kho nằm ở đây. Ngọn lửa bao trùm diện tích khoảng 15.000 m2. Hầu hết tất cả các đội cứu hỏa của tỉnh đã có mặt ở Boryspol, kể cả đoàn tàu cứu hỏa chuyên dụng, đều tham gia dập lửa các tòa nhà đang cháy. Đáng chú ý, trong số đó, Giám đốc chương trình của Học viện Khoa học Chính trị, nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện châu Mỹ Latinh thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga Alexander Stepanov, cho biết cuộc tấn công nói trên còn đánh trúng các cơ sở hạ tầng của các lực lượng tình báo Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) - căn cứ của Cơ quan Tình báo Trung ương “A” của SBU, cũng như cơ sở lưu trú của trạm Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) tại Holiday Inn cũng bị tấn công.
Nhiều nước muốn đăng cai tổ chức đàm phán giữa Putin và Trump
Theo ông Yury Ushakov, Trợ lý của Tổng thống Nga, Moskva đã nhận được lời đề nghị từ một số quốc gia về việc tổ chức cuộc đàm phán giữa Tổng thống Nga V.Putin và Tổng thống đắc cử Mỹ D.Trump trên lãnh thổ của mình.
Điển hình là ngày 22/12, Thủ tướng Slovakia Robert Fico đã có chuyến thăm bất ngờ tới Moskva để hội đàm với Tổng thống Putin bất chấp những nỗ lực của phương Tây nhằm cô lập Nga. Ông là nhà lãnh đạo phương Tây thứ ba gặp nhà lãnh đạo Nga kể từ cuộc xâm lược toàn diện Ukraine 3 năm trước. Fico - một người phản đối gay gắt về sự ủng hộ của Liên minh châu Âu (EU) đối với Kiev trong chiến tranh - cho biết đã thảo luận với Tổng thống Putin về nguồn cung cấp khí đốt của Nga cho Slovakia - quốc gia mà đất nước ông phụ thuộc vào. Một thỏa thuận với gã khổng lồ khí đốt của Nga Gazprom để vận chuyển năng lượng qua Ukraine đến Slovakia sẽ hết hạn vào cuối năm nay. Ngoài ra, ông Fico đã đề nghị đất nước của mình tổ chức các cuộc đàm phán giữa Nga và Ukraine. Về phần mình, Tổng thống Putin nhấn mạnh Nga “không phản đối” đề nghị hòa đàm với Ukraine của Thủ tướng Fico, đồng thời ca ngợi “lập trường trung lập” của Slovakia.
Tình hình chiến sự nổi bật
Trên tiền tuyến, trọng tâm lực lượng của Quân đội Nga tiếp tục dồn về mặt trận Kursk, đồng thời duy trì nhịp độ tích cực ổn định ở Donbass, Kharkov. Tại Kursk và khu vực Sumy lân cận, pháo binh, tên lửa, máy bay không người lái (drone) của Nga tập trung tấn công vào các đơn vị chiến đấu của Ukraine, khiến Quân đội Ukraine thiệt hại mỗi ngày từ 200-300 binh sỹ cùng nhiều trang thiết bị quân sự. Tại Donbass và Kharkov, Quân đội Nga tiến vào các vị trí chiến thuật có lợi hơn, trong đó các đơn vị thuộc cánh quân phía Nam đã giải phóng thị trấn Gigant ở Cộng hòa Nhân dân Donetsk.
Trong bối cảnh chịu nhiều bất lợi trên chiến trường, Quân đội Ukraine tận dụng tối đa những hỗ trợ quân sự từ phương Tây để tấn công Nga bằng nhiều cách khác nhau. Trong tuần vừa qua, giới quan sát và dư luận Nga cáo buộc Ukraine, bên cạnh việc nỗ lực tấn công sâu vào lãnh thổ Nga, còn kích động và mua chuộc người dân Nga gây rối loạn xã hội ngay chính bên trong nước Nga. Chỉ trong ngày 22/12 đã ghi nhận hơn 10 vụ đốt phá máy ATM và nổ pháo hoa ở những nơi công cộng ở Moskva và St. Peterburg. Theo điều tra, những hành động này được nhiều người cao tuổi thực hiện theo chỉ dẫn của những kẻ lừa đảo qua điện thoại, và rất có thể là từ Ukraine.
Cùng với đó, ngày 21/12, Ukraine sử dụng nhiều drone để tấn công vào thành phố Kazan, nơi đã tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS) hồi tháng 10 vừa qua. Một drone đã vượt qua hệ thống phòng không của Nga, đâm thẳng vào một tòa nhà dân cư cao tầng. Hiện cơ quan chức năng Nga chưa thông báo thiệt hại về người. Liên quan vấn đề này, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga, bà Maria Zakharova, cho rằng vụ tấn công vào Kazan là sự trả thù của Kiev cho hội nghị thượng đỉnh BRICS thành công. Vì sự thành công của Hội nghị này đồng nghĩa với thất bại của “sự cô lập quốc tế chống lại Nga”. Bà Zakharova và một số nhà báo Nga cho rằng vụ tấn công Kazan là hệ quả của việc Tổng thống Putin trước đó đã khen ngợi thành phố này là một trong những thành phố tốt nhất ở châu Âu, đó là lý do Kiev muốn đe dọa người dân của một trong những khu vực phát triển năng động nhất của Nga.
Trước đó, ngày 18/12, Kiev cũng dùng tới 10 tên lửa tầm xa để tấn công xí nghiệp “Combine Kamensky” ở tỉnh Rostov. Theo Bộ Quốc phòng Nga, 9/10 tên lửa, gồm 6 tên lửa chiến thuật Lục quân (ATACMS) của Mỹ và 4 tên lửa hành trình Storm Shadow, đã bị các hệ thống phòng không Nga bắn hạ. Ngoài ra, 1 tên lửa Storm Shadow đã bị hệ thống tác chiến điện tử làm lệch hướng và phát nổ ở gần xí nghiệp “Combine Kamensky”, gây ra đám cháy trong vài giờ, thiệt hại vật chất không đáng kể. Để đáp trả, ngày 20/12, Nga đã tiến hành một cuộc tấn công bằng các vũ khí tầm xa chính xác cao nhằm vào các mục tiêu ở Kiev, trong đó có trung tâm điều hành của Cơ quan An ninh Ukraine (SBU) và phòng thiết kế “Luch” - cơ quan chuyên thiết kế hệ thống tên lửa Neptune và tên lửa hành trình Vilkha MLRS, cũng như đã đánh vào các vị trí của hệ thống phòng không Patriot của Mỹ. Theo thông báo của Bộ Quốc phòng Nga, các mục tiêu của cuộc tấn công đáp trả này đã đạt được thành công, tất cả các công trình của Ukraine đều bị bắn trúng.
Ngoài ra, các báo của Nga, kể cả Kênh Truyền hình 1, có đăng một số thông tin cụ thể: Tại Kiev, sau nhiều vụ nổ lớn, một đám cháy đã bùng phát tại khu vực của nhà máy quốc phòng lớn “Artem”, nơi sản xuất tên lửa dùng cho máy bay và các thiết bị cho không quân. Các nhân chứng cho biết, ở trung tâm Kiev, 4 vụ nổ lớn đã xảy ra gần ga xe lửa, người dân quan sát thấy ánh sáng rực do đám cháy và âm thanh vang to ở nhà máy quốc phòng “Artem”. Tại thành phố Boryspio ngoại ô Kiev, một đám cháy quy mô lớn vẫn chưa được dập tắt tại các nhà kho nằm ở đây. Ngọn lửa bao trùm diện tích khoảng 15.000 m2. Hầu hết tất cả các đội cứu hỏa của tỉnh đã có mặt ở Boryspol, kể cả đoàn tàu cứu hỏa chuyên dụng, đều tham gia dập lửa các tòa nhà đang cháy. Đáng chú ý, trong số đó, Giám đốc chương trình của Học viện Khoa học Chính trị, nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện châu Mỹ Latinh thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga Alexander Stepanov, cho biết cuộc tấn công nói trên còn đánh trúng các cơ sở hạ tầng của các lực lượng tình báo Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) - căn cứ của Cơ quan Tình báo Trung ương “A” của SBU, cũng như cơ sở lưu trú của trạm Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) tại Holiday Inn cũng bị tấn công.
Nhiều nước muốn đăng cai tổ chức đàm phán giữa Putin và Trump
Theo ông Yury Ushakov, Trợ lý của Tổng thống Nga, Moskva đã nhận được lời đề nghị từ một số quốc gia về việc tổ chức cuộc đàm phán giữa Tổng thống Nga V.Putin và Tổng thống đắc cử Mỹ D.Trump trên lãnh thổ của mình.
Điển hình là ngày 22/12, Thủ tướng Slovakia Robert Fico đã có chuyến thăm bất ngờ tới Moskva để hội đàm với Tổng thống Putin bất chấp những nỗ lực của phương Tây nhằm cô lập Nga. Ông là nhà lãnh đạo phương Tây thứ ba gặp nhà lãnh đạo Nga kể từ cuộc xâm lược toàn diện Ukraine 3 năm trước. Fico - một người phản đối gay gắt về sự ủng hộ của Liên minh châu Âu (EU) đối với Kiev trong chiến tranh - cho biết đã thảo luận với Tổng thống Putin về nguồn cung cấp khí đốt của Nga cho Slovakia - quốc gia mà đất nước ông phụ thuộc vào. Một thỏa thuận với gã khổng lồ khí đốt của Nga Gazprom để vận chuyển năng lượng qua Ukraine đến Slovakia sẽ hết hạn vào cuối năm nay. Ngoài ra, ông Fico đã đề nghị đất nước của mình tổ chức các cuộc đàm phán giữa Nga và Ukraine. Về phần mình, Tổng thống Putin nhấn mạnh Nga “không phản đối” đề nghị hòa đàm với Ukraine của Thủ tướng Fico, đồng thời ca ngợi “lập trường trung lập” của Slovakia.
Trước đó, trong một bài phát biểu, Tổng thống đắc cử Mỹ Trump đã bày tỏ mong muốn gặp ông Putin để thảo luận về giải pháp cho cuộc xung đột Ukraine. Trong khi đó, tại cuộc họp báo ngày 19/12, Tổng thống Nga Putin nói rằng ông sẵn sàng nói chuyện với Tổng thống tương lai của Mỹ vào bất cứ lúc nào và đồng ý gặp mặt trực tiếp. Đến thời điểm hiện tại, cả phía Nga và Mỹ vẫn chưa công bố thông tin chi tiết về thời gian và địa điểm của cuộc gặp có thể diễn ra giữa hai nhà lãnh đạo. Trước đó, Thư ký báo chí của Tổng thống Nga Dmitry Peskov nói rằng chưa có đề xuất thực sự cụ thể nào từ phía Mỹ về việc tổ chức cuộc gặp giữa Tổng thống Putin và Tổng thống Mỹ đắc cử Trump. Giới phân tích cho rằng, việc ông Trump nhiều lần công khai nói sẽ gây sức ép đối với Nga để Tổng thống Putin phải chấp nhận các đề xuất của ông ta là ít có khả năng xảy ra. Ngược lại, trong các cuộc đàm phán, khả năng Tổng thống Putin gây sức ép đối với ông Trump cao hơn nhiều và mạnh hơn nhiều. Bởi vì với ưu thế chiến trường hiện nay, Nga sẽ thực hiện đến cùng các nhiệm vụ, và sẽ không chấp nhận một yêu cầu nào của Mỹ làm cản trở việc hoàn thành các mục tiêu cơ bản của Chiến dịch quân sự đặc biệt. Lúc đó, ông Trump rất dễ trở thành một kẻ hứa suông và lừa dối người dân Mỹ trong cuộc bầu cử vừa qua, hệ lụy này trong tương lai sẽ làm chính quyền Tổng thống Trump suy yếu. Vì vậy, trong các cuộc đàm phán, ông Trump phải tính đến các lợi ích của Nga trong việc chấm dứt xung đột và lập lại hòa bình ở Ukraine.
Trong khi đó, khi trả lời phỏng vấn truyền thông Nga và nước ngoài, Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Lavrov cho biết những lời bàn tán suông về việc giải quyết vấn đề Ukraine không thể làm Moskva hài lòng vì lệnh ngừng bắn sẽ là ngõ cụt vào thời điểm này. Theo đó, Nga tiếp tục nêu lên điều kiện của mình: không chấp nhận một thỏa thuận ngừng bắn tạm thời, mà cần một thỏa thuận dài hạn, ràng buộc pháp lý, xác lập lại các điều kiện để đảm bảo an ninh của Nga và tất nhiên là lợi ích hợp pháp của các nước láng giềng, dựa trên luật pháp quốc tế, khiến việc vi phạm các thỏa thuận đó trở nên bất khả thi. Ông Lavrov chỉ ra rằng các thỏa thuận đó trước hết và quan trọng nhất phải giải quyết nguyên nhân gốc rễ của cuộc khủng hoảng Ukraine. Nguyên nhân chính đầu tiên là việc vi phạm mọi lời hứa (của Mỹ và phương Tây) không mở rộng NATO về phía Đông và chính sách hung hăng của các nước NATO nhằm chiếm toàn bộ không gian địa chính trị cho đến tận biên giới của Nga. Nguyên nhân thứ hai là về các hành động phân biệt đối xử triệt để mà chế độ Kiev đã thực hiện sau cuộc đảo chính, chính thức tuyên bố và thiết lập hợp pháp một chính sách nhằm phá hủy mọi thứ của Nga, bao gồm ngôn ngữ, các phương tiện truyền thông, văn hóa và thậm chí cả việc sử dụng tiếng Nga trong cuộc sống hàng ngày, cũng như lệnh cấm đối với Giáo hội Chính thống giáo Ukraine./.
Trong khi đó, khi trả lời phỏng vấn truyền thông Nga và nước ngoài, Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Lavrov cho biết những lời bàn tán suông về việc giải quyết vấn đề Ukraine không thể làm Moskva hài lòng vì lệnh ngừng bắn sẽ là ngõ cụt vào thời điểm này. Theo đó, Nga tiếp tục nêu lên điều kiện của mình: không chấp nhận một thỏa thuận ngừng bắn tạm thời, mà cần một thỏa thuận dài hạn, ràng buộc pháp lý, xác lập lại các điều kiện để đảm bảo an ninh của Nga và tất nhiên là lợi ích hợp pháp của các nước láng giềng, dựa trên luật pháp quốc tế, khiến việc vi phạm các thỏa thuận đó trở nên bất khả thi. Ông Lavrov chỉ ra rằng các thỏa thuận đó trước hết và quan trọng nhất phải giải quyết nguyên nhân gốc rễ của cuộc khủng hoảng Ukraine. Nguyên nhân chính đầu tiên là việc vi phạm mọi lời hứa (của Mỹ và phương Tây) không mở rộng NATO về phía Đông và chính sách hung hăng của các nước NATO nhằm chiếm toàn bộ không gian địa chính trị cho đến tận biên giới của Nga. Nguyên nhân thứ hai là về các hành động phân biệt đối xử triệt để mà chế độ Kiev đã thực hiện sau cuộc đảo chính, chính thức tuyên bố và thiết lập hợp pháp một chính sách nhằm phá hủy mọi thứ của Nga, bao gồm ngôn ngữ, các phương tiện truyền thông, văn hóa và thậm chí cả việc sử dụng tiếng Nga trong cuộc sống hàng ngày, cũng như lệnh cấm đối với Giáo hội Chính thống giáo Ukraine./.