Biển Đông có diện tích 3,537 triệu km², nằm trên tuyến hàng hải huyết mạch nối liền Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương. Đây được coi là tuyến đường vận tải biển nhộn nhịp thứ hai trên thế giới, với khoảng 41.000 tàu thuyền các loại qua lại mỗi năm. Nhiều nước và vùng lãnh thổ ở khu vực có nền kinh tế phụ thuộc sống còn vào tuyến đường biển đi qua Biển Đông, như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc, Singapore… Biển Đông có những eo biển quan trọng, đặc biệt là eo Malacca cùng như các cảng lớn có ý nghĩa về kinh tế và quân sự, như Manila/Philippines; Changi/Singapore; Băng Cốc, Xattahip/Thái Lan; Côngpông Xom/Campuchia; Hải Phòng, Đà Nẵng, Sài Gòn, Cam Ranh/Việt Nam; Trạm Giang, Du Lâm, Hương Cảng/Trung Quốc. Lợi ích vượt trội này và mở rộng ảnh hưởng của Trung Quốc tác động trực tiếp đến vị thế siêu cường số một thế giới của mình, Mỹ đã và đang gia tăng hoạt động quân sự tại Biển Đông nhằm ngăn chặn Trung Quốc. Điều này đặt cho các nước trong khu vực trước nhiều vấn đề cần xử lý, trong đó có việc làm sao tránh bị rơi vào thế mắc kẹt giữa hai cường quốc hoặc trở thành “tiền đồn” trong cuộc cạnh tranh, đối đầu Mỹ - Trung.
Hoạt động gia tăng sức mạnh quân sự của Mỹ ở khu vực Biển Đông trong thời gian gần đây
Quan điểm của Mỹ đối với vấn đề Biển Đông có sự chuyển biến lớn. Một báo cáo do Quốc hội Mỹ đưa ra gần đây đã xác định, mục tiêu chiến lược của Mỹ ở Biển Đông là: Duy trì, củng cố và phát triển cấu trúc an ninh Tây Thái Bình Dương do Mỹ lãnh đạo; duy trì, nâng cấp quan hệ với các đồng minh hiệp ước và đối tác; đảm bảo ưu thế có lợi nhất cho Mỹ trong khu vực nhằm kiềm chế và ngăn không để Trung Quốc trở thành bá chủ ở khu vực và toàn cầu. Theo góc nhìn của các chuyên gia quân sự Trung Quốc, định hướng mục tiêu chiến lược quân sự này của Mỹ dựa trên lối tư duy của “Chiến tranh Lạnh phiên bản mới” nhằm bao vây, phong tỏa sự trỗi dậy của Trung Quốc. Trên thực tế, để hiện thực hóa chủ trương mục tiêu chiến lược trên, Quân đội Mỹ đã và đang triển khai nhiều hoạt động, trong đó có bốn lĩnh vực được đẩy mạnh hơn. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, tăng cường hiện diện quân sự tại Philippines trong “chiến lược chuỗi đảo” ở khu vực:
“Chiến lược chuỗi đảo” được đưa ra vào những năm 1950 có tác dụng bao vây các nước lục địa châu Á, hình thành thế răn đe đối với các nước lục địa châu Á. Đó là sản phẩm đối đầu Đông - Tây trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, được coi là “tinh hoa” chiến lược đối với châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Các yếu tố ở khu vực Biển Đông liên quan tới “chiến lược chuỗi đảo” của Mỹ được xác định kéo dài từ quần đảo Aleut đến quần đảo Kuril, đảo Đài Loan, đảo Luzon, Mindoro, Palawan và đảo Sunda lộ diện ở Philippines. Chuỗi đảo này không chỉ là tuyến phòng thủ, mà còn là điểm tựa quan trọng để Mỹ thực hiện chiến lược kiềm chế và ngăn cản các đối thủ cạnh tranh ở khu vực.
Mỹ rút lực lượng quân sự khỏi Philippines vào năm 1992, nhưng năm 2014 đưa lực lượng trở lại nước này. Đến thời điểm này, với những gì Mỹ đã và đang làm cho thấy ý đồ tăng cường liên kết với Philippines trong “chiến lược chuỗi đảo” của Mỹ đang ngày càng lộ rõ và phát triển thực chất hơn. Đặc biệt, trong bối cảnh xung đột quân sự giữa Nga và Ukraina diễn ra khốc liệt, chưa có dấu hiệu chấm dứt và cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung Quốc ngày càng gay gắt, nhất là tại Biển Đông, thì nhu cầu của Mỹ đối với “chiến lược chuỗi đảo” càng trở nên cấp thiết hơn. Tuy nhiên, điểm yếu trong “chiến lược chuỗi đảo” này là sức mạnh quân sự của Philippines và sức mạnh của Quân đội Mỹ đóng tại Philippines chưa đáp ứng với mục tiêu kiềm chế Trung Quốc. Chính sách đối ngoại của Philippines dưới thời Tổng thống Duterte khiến Mỹ gặp khó khăn. Vì vậy, để bù đắp những thiếu sót này, lợi dụng việc Chính quyền Tổng thống Philippines Marcos Jr hiện nay có nhu cầu gia tăng quan hệ với Mỹ, Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đã chủ động đẩy mạnh thắt chặt mối quan hệ đồng minh hiệp ước với Philippines cả về lượng và chất. Theo đó, Mỹ được phép sử dụng thêm 4 căn cứ quân sự mới đặt tại Philippines hồi tháng 4.2023, đáng chú ý nhất là căn cứ ở đảo Balabac gần quần đảo Trường Sa. Việc này tạo điều kiện cho lực lượng Mỹ phối hợp chặt chẽ với các căn cứ quân sự khác trong khu vực cải thiện năng lực tiến công vào đối phương nếu xung đột xảy ra ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Bên cạnh đó, Mỹ lợi dụng hoạt động diễn tập quân sự chung với Philippines năm 2024 để đưa một số hệ thống tên lửa tầm trung tới nước này. Tháng 4.2024, Quân đội Mỹ đã đưa hệ thống tên lửa trung Typhon đến đảo Lu-dông ở phía Bắc Philippines. Đây là lần triển khai lớn nhất và ưu tiên nhất cho thấy Mỹ đang làm mới sức mạnh của Mỹ ở các “chuỗi đảo”, bảo đảm duy trì lợi thế về cả tấn công và kiểm soát tại khu vực, kiềm chế sức mạnh của Trung Quốc và hạn chế các hoạt động quân sự của Bắc Kinh trong cạnh tranh trên Biển Đông.
Thứ hai, siết chặt quan hệ đồng minh, tìm cách mở rộng quan hệ đối tác trong khu vực để tụ hợp thêm lực lượng: Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin đã khẳng định: “Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương là trọng tâm trong chiến lược lớn của Mỹ, nó không thể thành công nếu các quy tắc và liên minh của Mỹ bị đe dọa ở Biển Đông.” Theo Viện Hudson của Mỹ, tỷ lệ đồng minh và đối tác “cùng chí hướng” giữa bên thắng và bên thua trong Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất là 32/4, trong Chiến tranh Thế giới lần thứ hai là 54/8. Trong Chiến tranh Lạnh, Mỹ có 54 đồng minh và đối tác, trong khi Liên Xô chỉ có 26. Bên thắng là bên có nhiều đồng minh và đối tác ủng hộ hơn. Mỹ đang lấy bài học lịch sử này để đẩy mạnh tập hợp lực lượng, xây dựng “phê cánh” mới ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, trong đó có việc lôi kéo, thúc đẩy quan hệ với các nước trong khu vực Biển Đông.
Thực tế cho thấy, Tổng thống Joe Biden cùng các quan chức cấp cao khác của Mỹ như Phó Tổng thống Kamala Harris, Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Blinken… đã tiến hành nhiều chuyến đi đến khu vực nhằm nâng cấp quan hệ đồng minh, đối tác. Mỹ đã thiết lập được hệ thống đan xen các cơ chế hợp tác ở khu vực cả song phương và đa phương. Về hợp tác quốc phòng song phương, quan hệ đồng minh Mỹ - Philippines đang ngày càng gắn kết, sau những thăng trầm dưới thời Tổng thống Philippines Duterte. Các quan chức cấp cao Mỹ nhiều lần tuyên bố ủng hộ Philippines sau những động độ, va chạm giữa tàu Trung Quốc và Philippines trên Biển Đông.
Trong đó, Tổng thống Mỹ Joe Biden nhấn mạnh, Mỹ sẽ bảo vệ nhân sự và tàu Philippines trước bất kỳ cuộc tấn công vũ trang nào. Mỹ đã cập vấn đề Biển Đông kèm theo thường tố phạm pháp luật trong các tuyên bố chung, nổi bật là tuyên bố cấp cao Mỹ - Nhật Bản - Hàn Quốc (18.08.2023), Mỹ - Nhật Bản - Philippines (06.09.2023), Mỹ - Australia (25.10.2023): Bên cạnh Philippines, Mỹ tiếp tục phát triển hợp tác quân sự - an ninh với một số nước trong khu vực, như nâng cấp quan hệ song phương gắn bó hơn với Singapore, Indonesia và Malaysia, điều chỉnh chính sách trong quan hệ quân sự với Campuchia... Về hợp tác đa phương, Mỹ thúc đẩy sự phát triển của các cơ chế đối tác “ba bên”, “bốn bên”. Dựa trên cơ chế đối tác “bốn bên” (gồm các nước Mỹ, Nhật Bản, Australia và Ấn Độ), Mỹ đang đưa các hoạt động phối hợp an ninh quốc phòng sâu hơn vào khu vực Biển Đông. Hợp tác nhóm bốn bên mới giữa Mỹ - Nhật Bản - Australia - Philippines cũng đang nổi lên. Có ý kiến coi đây là “Bộ tứ 2.0” cho dù chưa trở thành thể chế chính thức và các nước tuyên bố không cần thiết phải thiết lập một bộ tứ mới.
Mỹ cũng đang thúc đẩy hình thành liên minh ba nước Mỹ - Nhật Bản - Philippines. Ba nước đã tiến hành Hội nghị Thượng đỉnh đầu tiên vào tháng 4.2024, với những cam kết thúc đẩy các hoạt động quân sự chung. So với thời Tổng thống Donald Trump, hoạt động lôi kéo, huy động lực lượng của Mỹ tại khu vực dưới thời Chính quyền Tổng thống Joe Biden được thực hiện mạnh mẽ và rõ ràng hơn, khiến hoạt động tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông bước vào giai đoạn mới, phức tạp hơn, với nhiều tình huống có thể bùng phát thành xung đột quân sự nếu các bên thiếu tính táo và cân trọng trong xử lý.
Thứ ba, thông qua “Sáng kiến răn đe Thái Bình Dương” để xây dựng lại thế trận quân sự trong khu vực, duy trì sự hiện diện quân sự trên Biển Đông: Ngay từ đầu thế kỷ XXI, các cơ quan hoạch định chiến lược Mỹ bắt đầu thảo luận về sự suy giảm sức mạnh quân sự của Mỹ và thuyết về “mối đe dọa Trung Quốc” dưới góc độ quân sự. Họ cho rằng, lực quân sự toàn diện của Mỹ ở Tây Thái Bình Dương đang suy yếu trước sự phát triển nhanh chóng của Hải quân cũng như Không quân Trung Quốc. Đặc biệt, lực lượng tên lửa và tuyến phòng thủ của Mỹ trên chuỗi đảo gần Biển Đông cũng đang đối mặt với nguy cơ bị xuyên thủng. Dựa trên đánh giá này, tháng 12.2020, Mỹ đã đưa ra “Sáng kiến răn đe Thái Bình Dương” (PDI) và được triển khai mạnh mẽ dưới thời Chính quyền Joe Biden.
Theo đó, Mỹ đã hình thành mạng lưới tác chiến linh hoạt, hiệu quả, bước đối phương phải phòng thủ ở nhiều hướng, nhiều khu vực, không có cơ hội dễ dàng tiến công các căn cứ quân sự của Mỹ. Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương được tăng cường hệ thống tình báo, giám sát và trinh sát (ISR) cả trên không và trên biển; thường xuyên tổ chức các cuộc tuần tra bằng máy bay do thám, máy bay ném bom, tàu chiến đấu ở các vùng biển nhạy cảm như Biển Đông, biển Hoa Đông và eo biển Đài Loan.
Quân đội Mỹ cũng thiết lập hệ thống hậu cần hiện đại bảo đảm tác chiến ở khu vực, gồm hệ thống vận chuyển vũ khí liên hợp, đảm bảo khả năng tác chiến cả trên biển lẫn dưới mặt biển. Một chương trình quan trọng khác cũng được đưa ra và đang được thực hiện trong sáng kiến này, đó là Quân đội Mỹ tăng cường hợp tác, phối hợp với quân đội các nước đồng minh, phối hợp tác trong trao đổi, chia sẻ thông tin tình báo, thực hiện các hoạt động giám sát, tuần tra phối hợp trên không, trên biển; tổ chức các cuộc diễn tập quân sự chung nhằm nâng cao khả năng tác chiến liên hợp, ứng phó với mọi tình huống bất ngờ.
Mỹ cũng coi trọng nâng cao hiệu quả hoạt động của các liên minh quân sự đã có; thiết lập cơ chế hợp tác an ninh song phương hoặc đa phương, coi đây là yếu tố quan trọng để nâng cao khả năng răn đe quân sự của Mỹ ở khu vực. Thế giới chiến lược hiện nay đều đề xuất trong “Sáng kiến răn đe Thái Bình Dương” không phải tất cả đều mới, nhưng bằng cách tập hợp chúng lại với nhau trong khuôn khổ một chính sách giúp Mỹ có được sức mạnh quân sự răn đe cần thiết trước các mối đe doạ an ninh ngày càng đa dạng, phức tạp, khó lường, nhất là với một Trung Quốc ngày càng lấn lướt và quyết đoán hơn ở Biển Đông.
Thứ tư, mở rộng quy mô, tăng tần suất các cuộc diễn tập quân sự, đưa ra các tình huống tương đương với xung đột ở trang ở khu vực Biển Đông: Thời gian qua, số lượng các cuộc diễn tập quân sự do Quân đội Mỹ tiến hành ở khu vực Biển Đông đã tăng lên hàng năm. Nếu như năm 2016 chỉ có 16 cuộc, năm 2020 là 33 cuộc, thì năm 2022 tăng lên 48 cuộc và năm 2023 đã có tới 129 cuộc diễn tập lớn nhờ ở khu vực Tây Thái Bình Dương, trong đó có Biển Đông. Cùng với đó, quy mô, tính chất, các tình huống tưởng định trong các cuộc diễn tập cũng không ngừng mở rộng và sát thực tế chiến đấu hơn.
Cuộc diễn tập song phương Balikatan năm 2024 đã phá kỷ lục lịch sử trên các nội dung về thời gian, số lượng quân sự tham gia, các loại vũ khí, trang bị hiện đại, các tình huống tưởng định, vì vậy được đánh giá rất nhạy cảm. Ngoài các cuộc diễn tập bao gồm cả mô hình hàng hải, đổ bộ, đánh chiếm đảo, bắn đạn thật… Quan chức cấp cao của Quân đội Philippines đã không hề giấu giếm mục đích của cuộc diễn tập này là nhằm “chuẩn bị cho chiến tranh.” Vì thế, Trung Quốc cảnh báo Philippines “chớ có sai lầm.”
Quân đội Mỹ coi tác chiến mạng là một khoa mục quan trọng trong các cuộc diễn tập mô phỏng chiến dịch đối kháng toàn diện trên biển. Ngoài diễn tập quân sự chung với các nước, Mỹ còn thường xuyên tiến hành hoạt động tự do hàng hải (FONOP) trên Biển Đông. Về mặt con số thống kê, trong năm 2022 và 2023, Mỹ đã tiến hành khoảng 5 – 6 đợt mỗi năm. Đáng chú ý là ngoài các nước ngoài khu vực, Mỹ đang lôi kéo các nước đồng minh và đối tác, đặc biệt là các thành viên NATO duy trì và thực hiện diễn tập trên Biển Đông dưới vỏ bọc FONOP, nhằm theo dõi và kiềm chế hoạt động của các nước. QUân đội Mỹ đã tổ chức huấn luyện chung với Quân đội Pháp, Canada... ở khu vực Biển Đông trong năm 2023.
Xu hướng can dự của Mỹ tại Biển Đông
Tháng 11.2024, nước Mỹ sẽ tiến hành bầu cử Tổng thống nhiệm kỳ tiếp theo (2025 - 2028). Kết quả bầu cử sẽ chi phối đến sự can thiệp của nước này vào Biển Đông. Chính quyền Tổng thống Mỹ thời điểm đó sẽ xem xét lại thứ tự ưu tiên về mức độ quan trọng của Biển Đông trong chiến lược an ninh quốc gia Mỹ. Tuy nhiên, sự ổn định và vai trò của Mỹ tại Biển Đông là một phần trong việc tái định hướng chiến lược toàn cầu hướng đến khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Biển Đông vẫn là địa bàn cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung Quốc, nên Quân đội Mỹ sẽ tiếp tục mở rộng thực hiện các hoạt động tại Biển Đông để phục vụ cho những mục tiêu chiến lược của Mỹ đối với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
Mỹ tiếp tục thông qua nhiều hình thức, biện pháp để đạt được mục tiêu và lợi ích mong muốn ở Biển Đông. Mỹ sẽ tiếp tục dựa vào các đồng minh và đối tác, có cơ chế nhịp “bốn bên,” “ba bên” hiện có để thúc đẩy cơ chế hợp tác đa phương và song phương đan xen ở Biển Đông. Mỹ sẽ hướng tới mục tiêu xây dựng, củng cố sức mạnh răn đe, theo đó duy trì sự hiện diện quân sự ở tuyến đầu với cường độ cao ở Biển Đông với sự đa dạng các lực lượng và hoạt động.
Mỹ cũng sẽ đề cao vai trò sự hiện diện của lực lượng bảo vệ bờ biển; tăng cường tổ chức các chương trình, kế hoạch thực thi pháp luật trên biển với các nước và vùng lãnh thổ có tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông; tiến hành tuần tra chung, thậm chí cử tàu chiến hộ tống tàu Philippines đi vào các điểm nóng tranh chấp ở Biển Đông; lôi kéo các nước đồng minh NATO tham gia các hoạt động chung với Mỹ trên Biển Đông...
Ảnh hưởng đối với các nước trong khu vực Biển Đông
Việc Mỹ can dự quân sự mạnh mẽ hơn ở Biển Đông, đặc biệt là tập hợp lực lượng, lôi kéo các nước trong khu vực và thành lập liên minh quân sự nhằm ngăn chặn, kiềm chế nước lớn khác có thể tạo nên bầu không khí căng thẳng trong khu vực, không loại trừ khả năng dẫn đến tình huống bất ổn, đối đầu. Nếu không kiểm soát tốt, những tranh chấp ở Biển Đông sẽ mở rộng và có thể phát triển thành xung đột, điều này bất lợi đến sự ổn định và phát triển của các nước xung quanh Biển Đông.
Trong bối cảnh Trung Quốc duy trì nhiều tàu hải quân, tàu chấp pháp, tàu dân quân biển, tàu hải cảnh, đồng thời có những hành động quyết đoán hơn ở Biển Đông, các nước trong khu vực, nổi bật là Philippines coi việc xích lại gần Mỹ như một giải pháp chiến lược để đối phó với Trung Quốc. Nếu xu hướng này tiếp tục phát triển và Chính quyền Mỹ với những tính toán chính trị mà từ bố chính sách “mỏ neo chiến lược”, tăng cường can dự vào vấn đề Biển Đông, thì khu vực châu Á nói chung và khu vực Biển Đông nói riêng sẽ ở vào thế nguy hiểm.
Tháng 6.2020, cựu Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đã có một bài viết đăng trên tạp chí Foreign Affairs - một tạp chí chuyên nghiên cứu về quan hệ quốc tế của Mỹ, trong đó ông cảnh báo, nếu Mỹ tìm cách kiềm chế Trung Quốc hay Trung Quốc tìm cách xây dựng một phạm vi ảnh hưởng riêng ở châu Á, thì hai quốc gia này “sẽ bắt đầu một quá trình đối đầu kéo dài nhiều thập niên và có thể kỳ của châu Á vào tình thế nguy hiểm.” Tháng 3.2023, Thủ tướng Lý Hiển Long tiếp tục cho rằng: “Thế giới không thể chịu đựng được xung đột giữa Trung Quốc và các nước có liên quan đến Biển Đông, đặc biệt là xung đột giữa Trung Quốc và Mỹ.” Tại Philippines, khi bình luận về thỏa thuận cho Mỹ đặt căn cứ quân sự mới, cựu Tổng thống Duterte cho rằng việc Philippines cho phép Mỹ được sử dụng thêm 4 căn cứ quân sự mới có thể đẩy đảo quốc này trở thành vũ đài cho các cuộc chiến tranh ủy nhiệm của Mỹ ở khu vực.
Các nước có tranh chấp chủ quyền như Philippines, Malaysia và Indonesia sẽ ngày càng lêu lỉnh hơn trong thúc đẩy các hoạt động đấu khí ở những khu vực có tranh chấp. Hiện nay, chính sách Biển Đông của Philippines đã nghiêng về phía ủng hộ Mỹ, đáp ứng nhiều yêu cầu của Mỹ về hiện diện quân sự, cung cấp căn cứ quân sự, tham gia các hoạt động quân sự chung, có dấu hiệu sẵn sàng cùng Mỹ hình thành các liên minh quân sự “bốn bên”, “ba bên” mới. Theo đó, với sự hỗ trợ của Mỹ và các đồng minh khác của Mỹ, Philippines có thể sẽ đơn phương triển khai các hoạt động thăm dò dầu khí ở khu vực có tranh chấp gần quần đảo Trường Sa. Malaysia cũng đang tận dụng tốt sự hiện diện quân sự của Mỹ ở Biển Đông để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các kế hoạch đấu thầu và thăm dò các lô dầu khí ở vùng biển tranh chấp như Sarawak và Sabah. Indonesia có thể sẽ điều chỉnh chính sách để hướng phía Tây Nam quần đảo Trường Sa.
Sự can dự của Mỹ và tính toán dựa vào Mỹ của Philippines và một số nước khu vực Biển Đông sẽ khiến tiến trình đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) và việc triển khai hợp tác trên biển theo khuôn khổ nội hàm của Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) sẽ bị suy yếu. Vai trò trung tâm của ASEAN trong việc giải quyết các mâu thuẫn ở Biển Đông sẽ dần mờ nhạt. Các nước thành viên ASEAN sẽ gặp khó khăn trong tìm kiếm và áp dụng một lập trường chung thống nhất khi đối mặt với yêu sách chủ quyền trên Biển Đông. Biểu hiện rõ nhất là những gì đã diễn ra ở Biển Đông trước tháng 8.2023 đến thời điểm này.
Việc Philippines tìm kiếm sự hỗ trợ từ bên ngoài, nhất là từ Mỹ và việc Mỹ xây dựng các cơ chế liên minh mới sẽ làm cho cấu trúc an ninh ở khu vực Đông Nam Á ngày càng phức tạp. ASEAN có thể rơi vào “bẫy” về “trật tự an ninh” ở Biển Đông của Mỹ, từ đó gây ra sự mất đoàn kết và nghi kỵ lẫn nhau trong nội bộ ASEAN. Nhiều chuyên gia quân sự của các nước cho rằng, để ngăn chặn đối phương, duy trì quyền bá chủ đang bị suy yếu, Mỹ đã xây dựng một “cái bẫy” về cái gọi là “trật tự an ninh” ở Biển Đông qua các hoạt động quân sự nhằm lôi kéo tất cả các quốc gia có tranh chấp vào đó, đẩy trật tự an ninh ở vùng biển này từ thế ổn định sang hỗn loạn để Mỹ có không gian linh hoạt hơn đối với kiểm chế đối thủ. Cái “bẫy” này sẽ hiện rõ sự tin cậy lẫn nhau về chính trị và an ninh vốn đã được xây dựng giữa các nước xung quanh Biển Đông bị suy giảm, thậm chí gây ra sự thù ghét và hoài nghi lẫn nhau.
Tóm lại, dù diện tích không lớn, nhưng Biển Đông lại nằm ở vị trí địa - chiến lược vô cùng quan trọng, nhiều nước phụ thuộc vào tuyến hàng hải này để phát triển kinh tế và triển khai chiến lược đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Trong khi Trung Quốc coi Biển Đông là “cánh cửa” để đi ra bên ngoài, thì ở chiều ngược lại, Mỹ đã và đang tìm mọi cách “bịt” cánh cửa này, hoặc chí ít ngăn không cho Trung Quốc có cơ hội để đạt được mục tiêu, thách thức vị trí siêu cường của Mỹ. Sự tăng cường can dự của Mỹ kết hợp với những hành động kiên quyết của Trung Quốc đang làm cho Biển Đông trở thành điểm nóng của cuộc đọ sức địa - chính trị.
Các nước Đông Nam Á nói chung và các nước ở khu vực Biển Đông nói riêng đang và sẽ đối mặt với đứng trước nhiều khó khăn, thách thức quốc phòng - an ninh không nhỏ do tác động từ sự cạnh tranh chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc tại vùng biển có giá trị quan trọng bậc nhất thế giới này.