Trong bối cảnh căng thẳng gia tăng ở Biển Đông, Trung Quốc đang chuẩn bị đối phó với Philippines trên mặt trận pháp lý bất chấp những thách thức.
Tranh chấp Biển Đông là một trong những cuộc xung đột toàn cầu lớn nhất hiện nay, liên quan các yêu sách chồng chéo từ nhiều quốc gia. Trọng tâm của cuộc xung đột là các yêu sách bành trướng của Trung Quốc, thể hiện bằng “Đường chín đoạn”, bị các quốc gia như Philippines, Việt Nam, Malaysia và Brunei phản đối. Tranh chấp này không chỉ liên quan lãnh thổ mà còn ảnh hưởng đến hòa bình khu vực, luật pháp quốc tế và các cuộc cạnh tranh quyền lực toàn cầu.
Ai sở hữu hợp pháp Biển Đông?
Phán quyết năm 2016 của Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) tại La Haye đã đánh dấu một mốc thời điểm quan trọng trong tranh chấp Biển Đông. Theo tờ South China Morning Post, PCA phán quyết rằng các yêu sách “Đường chín đoạn” của Trung Quốc không có cơ sở pháp lý theo Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS). Phán quyết này ủng hộ quyền chủ quyền của Philippines đối với các khu vực nằm trong Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của nước này, bao gồm Bãi cạn Scarborough và một phần Quần đảo Trường Sa. Tòa cũng xác định rằng một số thực thể mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền là rạn san hô hoặc đá, không phải là đảo có khả năng tạo ra vùng biển mở rộng.
Hơn nữa, Tòa Trọng tài nhận thấycác hoạt động xây dựng và cải tạo đất quy mô lớn của Trung Quốc đã gây ra tác hại nghiêm trọng cho môi trường biển, do đó vi phạm nghĩa vụ của nước này theo UNCLOS. Tuy nhiên, Trung Quốc đã thẳng thừng bác bỏ phán quyết trên, từ chối tham gia quá trình phân xử trọng tài và tiếp tục các hoạt động gây nhiều tranh cãi ở vùng biển tranh chấp.
Dưới thời Tổng thống Ferdinand Marcos Jr., Manila bắt đầu chuyển sang lập trường cứng rắn hơn đối với các hành động của Trung Quốc. Theo báo Financial Times, Trợ lý tổng thống Philippines về các vấn đề hàng hải Andres Centino đã công bố kế hoạch đệ đơn kiện “mạnh mẽ và chắc chắn không thể mắc sai lầm” chống lại Bắc Kinh. Các hành động pháp lý tiềm tàng của Manila có thể bao gồm các yêu sách chủ quyền, các vụ kiện về môi trường và các vụ kiện liên quan hành vi quấy rối tàu của Philippines. Những nỗ lực này có thể thu hút sự chú ý và ủng hộ đáng kể của quốc tế, đặc biệt khi xét đến tiền lệ là phán quyết năm 2016.
Căng thẳng cũng gia tăng ở vùng biển tranh chấp. Riêng trong tháng 8 vừa qua đã xảy ra 6 cuộc đụng độ giữa lực lượng Hải cảnh Trung Quốc và lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines ở gần Bãi cạn Scarborough và Bãi Sabina, những khu vực nằm trong EEZ của Philippines nhưng Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền. Ngay cả kênh truyền hình Al Jazeera phát bằng tiếng Arab cũng đưa tin về các vụ việc liên quan như đâm tàu, sử dụng vòi rồng và xô xát, cho thấy mức độ nghiêm trọng của cuộc xung đột. Trong khi Bộ Ngoại giao Trung Quốc cáo buộc Philippines “xâm phạm bất hợp pháp”, Manila khẳng định hành động của họ tuân thủ luật pháp quốc tế.
Trò chơi địa chiến lược
Biển Đông không chỉ quan trọng đối với chính trị ở khu vực mà còn đối với thương mại và tài nguyên toàn cầu. Với giá trị thương mại ước tính 3,4 nghìn tỷ USD đi qua vùng biển này hằng năm, khu vực này là một tuyến hàng hải kinh tế quan trọng. Ngoài ra, theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ, Biển Đông rất giàu tài nguyên thủy sản và có trữ lượng hydrocarbon lớn chưa được khai thác, bao gồm khoảng 11 tỷ thùng dầu và 190 nghìn tỷ feet khối khí đốt tự nhiên. Kiểm soát khu vực này sẽ mang lại cho Trung Quốc những lợi ích kinh tế và chiến lược lớn như an ninh năng lượng và sức mạnh để ngăn chặn các lực lượng quân sự nước ngoài xâm nhập vào khu vực.
Mỹ, theo hiệp ước phòng thủ chung với Philippines, đã đóng vai trò tích cực hơn trong tranh chấp ở Biển Đông. Washington cam kết sẽ bảo vệ tàu và công dân của Philippines khỏi các cuộc tấn công ở Biển Đông, lập trường mà Trung Quốc coi là khiêu khích.
Trung Quốc sẵn sàng cho cuộc chiến pháp lý
Theo South China Morning Post, Zheng Zhihua, Phó Giáo sư tại Đại học Giao thông Thượng Hải, đã nhấn mạnh Trung Quốc cần tăng cường đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên sâu có thể đại diện cho đất nước tại các tòa án quốc tế. Ông cảnh báo rằng các nỗ lực kiện ra tòa trọng tài mới của Philippines có thể thu hút sự chú ý của toàn cầu nhiều hơn đến các hành động của Bắc Kinh, điều này có thể làm suy yếu vị thế của Trung Quốc.
Mặc dù phán quyết của PCA năm 2016 là một phán quyết quan trọng ủng hộ luật pháp quốc tế nhưng lại rất khó để thực thi vì Trung Quốc từ chối tuân thủ. Đối với Philippines và các quốc gia khác liên quan khác, sử dụng các kênh pháp lý là một cách để thách thức sự kiểm soát của Trung Quốc nhưng cũng tiềm ẩn nguy cơ căng thẳng leo thang.
Trung Quốc cảnh báo “chạy đua vũ trang” trong khu vực
Trong một diễn biến liên quan, Bắc Kinh tuần qua gia tăng áp lực yêu cầu Manila dỡ bỏ hệ thống tên lửa Typhon của Mỹ đang được đặt tại Philippines, cảnh báo về “nguy cơ chạy đua vũ trang" trong khu vực.
Tranh chấp Biển Đông là một trong những cuộc xung đột toàn cầu lớn nhất hiện nay, liên quan các yêu sách chồng chéo từ nhiều quốc gia. Trọng tâm của cuộc xung đột là các yêu sách bành trướng của Trung Quốc, thể hiện bằng “Đường chín đoạn”, bị các quốc gia như Philippines, Việt Nam, Malaysia và Brunei phản đối. Tranh chấp này không chỉ liên quan lãnh thổ mà còn ảnh hưởng đến hòa bình khu vực, luật pháp quốc tế và các cuộc cạnh tranh quyền lực toàn cầu.
Ai sở hữu hợp pháp Biển Đông?
Phán quyết năm 2016 của Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) tại La Haye đã đánh dấu một mốc thời điểm quan trọng trong tranh chấp Biển Đông. Theo tờ South China Morning Post, PCA phán quyết rằng các yêu sách “Đường chín đoạn” của Trung Quốc không có cơ sở pháp lý theo Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS). Phán quyết này ủng hộ quyền chủ quyền của Philippines đối với các khu vực nằm trong Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của nước này, bao gồm Bãi cạn Scarborough và một phần Quần đảo Trường Sa. Tòa cũng xác định rằng một số thực thể mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền là rạn san hô hoặc đá, không phải là đảo có khả năng tạo ra vùng biển mở rộng.
Hơn nữa, Tòa Trọng tài nhận thấycác hoạt động xây dựng và cải tạo đất quy mô lớn của Trung Quốc đã gây ra tác hại nghiêm trọng cho môi trường biển, do đó vi phạm nghĩa vụ của nước này theo UNCLOS. Tuy nhiên, Trung Quốc đã thẳng thừng bác bỏ phán quyết trên, từ chối tham gia quá trình phân xử trọng tài và tiếp tục các hoạt động gây nhiều tranh cãi ở vùng biển tranh chấp.
Dưới thời Tổng thống Ferdinand Marcos Jr., Manila bắt đầu chuyển sang lập trường cứng rắn hơn đối với các hành động của Trung Quốc. Theo báo Financial Times, Trợ lý tổng thống Philippines về các vấn đề hàng hải Andres Centino đã công bố kế hoạch đệ đơn kiện “mạnh mẽ và chắc chắn không thể mắc sai lầm” chống lại Bắc Kinh. Các hành động pháp lý tiềm tàng của Manila có thể bao gồm các yêu sách chủ quyền, các vụ kiện về môi trường và các vụ kiện liên quan hành vi quấy rối tàu của Philippines. Những nỗ lực này có thể thu hút sự chú ý và ủng hộ đáng kể của quốc tế, đặc biệt khi xét đến tiền lệ là phán quyết năm 2016.
Căng thẳng cũng gia tăng ở vùng biển tranh chấp. Riêng trong tháng 8 vừa qua đã xảy ra 6 cuộc đụng độ giữa lực lượng Hải cảnh Trung Quốc và lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines ở gần Bãi cạn Scarborough và Bãi Sabina, những khu vực nằm trong EEZ của Philippines nhưng Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền. Ngay cả kênh truyền hình Al Jazeera phát bằng tiếng Arab cũng đưa tin về các vụ việc liên quan như đâm tàu, sử dụng vòi rồng và xô xát, cho thấy mức độ nghiêm trọng của cuộc xung đột. Trong khi Bộ Ngoại giao Trung Quốc cáo buộc Philippines “xâm phạm bất hợp pháp”, Manila khẳng định hành động của họ tuân thủ luật pháp quốc tế.
Trò chơi địa chiến lược
Biển Đông không chỉ quan trọng đối với chính trị ở khu vực mà còn đối với thương mại và tài nguyên toàn cầu. Với giá trị thương mại ước tính 3,4 nghìn tỷ USD đi qua vùng biển này hằng năm, khu vực này là một tuyến hàng hải kinh tế quan trọng. Ngoài ra, theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ, Biển Đông rất giàu tài nguyên thủy sản và có trữ lượng hydrocarbon lớn chưa được khai thác, bao gồm khoảng 11 tỷ thùng dầu và 190 nghìn tỷ feet khối khí đốt tự nhiên. Kiểm soát khu vực này sẽ mang lại cho Trung Quốc những lợi ích kinh tế và chiến lược lớn như an ninh năng lượng và sức mạnh để ngăn chặn các lực lượng quân sự nước ngoài xâm nhập vào khu vực.
Mỹ, theo hiệp ước phòng thủ chung với Philippines, đã đóng vai trò tích cực hơn trong tranh chấp ở Biển Đông. Washington cam kết sẽ bảo vệ tàu và công dân của Philippines khỏi các cuộc tấn công ở Biển Đông, lập trường mà Trung Quốc coi là khiêu khích.
Trung Quốc sẵn sàng cho cuộc chiến pháp lý
Theo South China Morning Post, Zheng Zhihua, Phó Giáo sư tại Đại học Giao thông Thượng Hải, đã nhấn mạnh Trung Quốc cần tăng cường đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên sâu có thể đại diện cho đất nước tại các tòa án quốc tế. Ông cảnh báo rằng các nỗ lực kiện ra tòa trọng tài mới của Philippines có thể thu hút sự chú ý của toàn cầu nhiều hơn đến các hành động của Bắc Kinh, điều này có thể làm suy yếu vị thế của Trung Quốc.
Mặc dù phán quyết của PCA năm 2016 là một phán quyết quan trọng ủng hộ luật pháp quốc tế nhưng lại rất khó để thực thi vì Trung Quốc từ chối tuân thủ. Đối với Philippines và các quốc gia khác liên quan khác, sử dụng các kênh pháp lý là một cách để thách thức sự kiểm soát của Trung Quốc nhưng cũng tiềm ẩn nguy cơ căng thẳng leo thang.
Trung Quốc cảnh báo “chạy đua vũ trang” trong khu vực
Trong một diễn biến liên quan, Bắc Kinh tuần qua gia tăng áp lực yêu cầu Manila dỡ bỏ hệ thống tên lửa Typhon của Mỹ đang được đặt tại Philippines, cảnh báo về “nguy cơ chạy đua vũ trang" trong khu vực.
Bộ ngoại giao Trung Quốc hôm 26/12 đã lên tiếng chỉ trích kế hoạch của Manila mua tổ hợp tên lửa tầm trung do Mỹ sản xuất, hai ngày sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Gilberto Teodoro Jnr. khẳng định “quyền chủ quyền” của nước ông trong việc tăng cường năng lực an ninh. Người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh tuyên bố: “Bằng cách hợp tác với Mỹ để triển khai Typhon, Philippines đang nhượng bộ an ninh và quốc phòng của chính mình, gây ra rủi ro xung đột địa chính trị và nguy cơ chạy đua vũ trang ở khu vực, đe dọa đáng kể đối với hòa bình và an ninh khu vực. Những hành động như vậy thực sự phục vụ lợi ích của ai? Làm sao người ta có thể nói về ngoại giao độc lập trong bối cảnh này? Đây là trường hợp điển hình gây tổn hại cho người khác và cả chính mình”.
Đây là loạt bình luận thứ ba của Bắc Kinh về vấn đề này trong tuần qua. Hồi đầu tuần, Trung Quốc đã chỉ trích các tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Philippines nhằm biện minh cho việc triển khai hệ thống tên lửa tầm trung do Mỹ sản xuất và xác nhận của Quân đội Philippines một ngày trước đó về kế hoạch mua tên lửa Typhon, bất chấp sự phản đối mạnh mẽ liên tục từ Trung Quốc. Quân đội Mỹ đã triển khai hệ thống tên lửa tầm trung này ở miền Bắc Philippines sau khi gửi chúng tham gia cuộc tập trận chung hồi tháng 4 và tháng 5 năm nay. Hệ thống Typhon có thể được trang bị tên lửa hành trình có khả năng tấn công các mục tiêu của Trung Quốc và việc triển khai hệ thống này đã làm gia tăng căng thẳng giữa Trung Quốc và Philippines sau một loạt các vụ xung đột, va chạm ở Biển Đông về lãnh thổ tranh chấp. Đây là lần đầu tiên một hệ thống vũ khí như vậy được triển khai ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương kể từ hiệp ước vũ khí hạt nhân tầm trung năm 1987 giữa Mỹ và Liên Xô (trước đây) cấm phát triển và sở hữu tên lửa đất đối đất có tầm bắn từ 500 km đến 5.500 km. Typhon là hệ thống tên lửa tấn công đất liền của hải quân giúp tăng cường khả năng đa miền. Bệ phóng có thể bắn tên lửa Raytheon Standard Missile 6 (SM-6) và tên lửa hành trình tấn công đất liền Tomahawk (TLAM), với tầm hoạt động tương ứng là hơn 240 km và 2.500 km, cho phép bao phủ cả Biển Đông và Eo biển Đài Loan.
Trung Quốc đã chỉ trích việc triển khai này là mối đe dọa đối với tình hình khu vực và nhiều lần thúc giục Philippines dỡ bỏ. Manila hồi đầu tháng 7 cho biết hệ thống này có thể được dỡ bỏ sớm nhất là vào tháng 9, nhưng sau đó một quan chức an ninh cấp cao của Philippines cho biết chưa có mốc thời gian cụ thể cho việc này. Bộ trưởng Teodoro tuyên bố việc triển khai các loại vũ khí như vậy ở Philippines là “hoàn toàn chính đáng, hợp lệ và không thể chỉ trích”. Ông cho biết bất kỳ kế hoạch tăng cường năng lực phòng thủ nào đều “dựa trên lợi ích quốc gia và phù hợp với chính sách đối ngoại độc lập của Philippines”. Ông nhấn mạnh: “Philippines là quốc gia có chủ quyền, không phải là sân sau của bất kỳ quốc gia nào. Bất kỳ hoạt động triển khai và mua sắm tài sản nào liên quan an ninh và quốc phòng của Philippines đều là quyền chủ quyền của Manila và không phải chịu quyền phủ quyết của nước ngoài”. Teodoro cho biết thêm, hệ thống Typhon không nhắm vào các quốc gia cụ thể mà nhằm đối phó với “các rủi ro, mối đe dọa và thách thức về an ninh”.
Bộ trưởng Quốc phòng Philippines đưa ra những bình luận trên sau khi Trung Quốc (hôm 23/12) nhắc lại sự phản đối mạnh mẽ đối với việc triển khai hệ thống Typhon. Phát ngôn viên Mao Ninh gọi hệ thống này là “mang tính chiến lược và tấn công”, phản hồi xác nhận trước đó trong ngày của tướng chỉ huy Quân đội Philippines rằng các cuộc đàm phán đang được tiến hành để mua Typhon “vì chúng tôi thấy được khả năng hiển thị và thích ứng của hệ thống này”. Bà Mao Ninh nói: “Đây là một lựa chọn cực kỳ vô trách nhiệm đối với lịch sử và người dân Philippines và Đông Nam Á, cũng như đối với an ninh của khu vực”.
Hôm 25/12, Đại sứ quán Trung Quốc tại Manila cho biết họ “kiên quyết phản đối và lên án mạnh mẽ” những “cáo buộc bất công” của ông Teodoro, sau khi ông nói rằng Trung Quốc đang chỉ trích “sự phát triển năng lực khiêm tốn của Philippines” trong khi “liên tục mở rộng” kho vũ khí hạt nhân và năng lực tên lửa đạn đạo của riêng mình. Cơ quan ngoại giao này cũng cáo buộc Bộ trưởng Quốc phòng Philippines cản trở liên lạc và trao đổi quân sự giữa hai nước./.
Đây là loạt bình luận thứ ba của Bắc Kinh về vấn đề này trong tuần qua. Hồi đầu tuần, Trung Quốc đã chỉ trích các tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Philippines nhằm biện minh cho việc triển khai hệ thống tên lửa tầm trung do Mỹ sản xuất và xác nhận của Quân đội Philippines một ngày trước đó về kế hoạch mua tên lửa Typhon, bất chấp sự phản đối mạnh mẽ liên tục từ Trung Quốc. Quân đội Mỹ đã triển khai hệ thống tên lửa tầm trung này ở miền Bắc Philippines sau khi gửi chúng tham gia cuộc tập trận chung hồi tháng 4 và tháng 5 năm nay. Hệ thống Typhon có thể được trang bị tên lửa hành trình có khả năng tấn công các mục tiêu của Trung Quốc và việc triển khai hệ thống này đã làm gia tăng căng thẳng giữa Trung Quốc và Philippines sau một loạt các vụ xung đột, va chạm ở Biển Đông về lãnh thổ tranh chấp. Đây là lần đầu tiên một hệ thống vũ khí như vậy được triển khai ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương kể từ hiệp ước vũ khí hạt nhân tầm trung năm 1987 giữa Mỹ và Liên Xô (trước đây) cấm phát triển và sở hữu tên lửa đất đối đất có tầm bắn từ 500 km đến 5.500 km. Typhon là hệ thống tên lửa tấn công đất liền của hải quân giúp tăng cường khả năng đa miền. Bệ phóng có thể bắn tên lửa Raytheon Standard Missile 6 (SM-6) và tên lửa hành trình tấn công đất liền Tomahawk (TLAM), với tầm hoạt động tương ứng là hơn 240 km và 2.500 km, cho phép bao phủ cả Biển Đông và Eo biển Đài Loan.
Trung Quốc đã chỉ trích việc triển khai này là mối đe dọa đối với tình hình khu vực và nhiều lần thúc giục Philippines dỡ bỏ. Manila hồi đầu tháng 7 cho biết hệ thống này có thể được dỡ bỏ sớm nhất là vào tháng 9, nhưng sau đó một quan chức an ninh cấp cao của Philippines cho biết chưa có mốc thời gian cụ thể cho việc này. Bộ trưởng Teodoro tuyên bố việc triển khai các loại vũ khí như vậy ở Philippines là “hoàn toàn chính đáng, hợp lệ và không thể chỉ trích”. Ông cho biết bất kỳ kế hoạch tăng cường năng lực phòng thủ nào đều “dựa trên lợi ích quốc gia và phù hợp với chính sách đối ngoại độc lập của Philippines”. Ông nhấn mạnh: “Philippines là quốc gia có chủ quyền, không phải là sân sau của bất kỳ quốc gia nào. Bất kỳ hoạt động triển khai và mua sắm tài sản nào liên quan an ninh và quốc phòng của Philippines đều là quyền chủ quyền của Manila và không phải chịu quyền phủ quyết của nước ngoài”. Teodoro cho biết thêm, hệ thống Typhon không nhắm vào các quốc gia cụ thể mà nhằm đối phó với “các rủi ro, mối đe dọa và thách thức về an ninh”.
Bộ trưởng Quốc phòng Philippines đưa ra những bình luận trên sau khi Trung Quốc (hôm 23/12) nhắc lại sự phản đối mạnh mẽ đối với việc triển khai hệ thống Typhon. Phát ngôn viên Mao Ninh gọi hệ thống này là “mang tính chiến lược và tấn công”, phản hồi xác nhận trước đó trong ngày của tướng chỉ huy Quân đội Philippines rằng các cuộc đàm phán đang được tiến hành để mua Typhon “vì chúng tôi thấy được khả năng hiển thị và thích ứng của hệ thống này”. Bà Mao Ninh nói: “Đây là một lựa chọn cực kỳ vô trách nhiệm đối với lịch sử và người dân Philippines và Đông Nam Á, cũng như đối với an ninh của khu vực”.
Hôm 25/12, Đại sứ quán Trung Quốc tại Manila cho biết họ “kiên quyết phản đối và lên án mạnh mẽ” những “cáo buộc bất công” của ông Teodoro, sau khi ông nói rằng Trung Quốc đang chỉ trích “sự phát triển năng lực khiêm tốn của Philippines” trong khi “liên tục mở rộng” kho vũ khí hạt nhân và năng lực tên lửa đạn đạo của riêng mình. Cơ quan ngoại giao này cũng cáo buộc Bộ trưởng Quốc phòng Philippines cản trở liên lạc và trao đổi quân sự giữa hai nước./.